Tác dụng chữa bệnh của lá thầu dầu tía
Thầu dầu tía hay còn được gọi là cây đu đủ tía là một loại thảo dược có tác dụng chữa được nhiều bệnh.
Hầu như các bộ phận của cây thầu dầu tía đều có dược tính có tác dụng chữa bệnh rất tốt như:
• Lá thầu dầu tía có vị ngọt, dùng để chữa mẩn ngứa, giảm đau hạ sốt.
• Rễ cây thầu dầu tía màu nhạt, vị hơi cay, có công dụng giảm đau trấn tĩnh, khu phong hoạt huyết.
• Hạt thầu dầu có vị ngọt, tính bình, cay, có độc, có tác dụng rất tốt trong việc trị viêm loét trực tràng, viêm da, mụn nhọt…
• Dầu của cây thầu dầu có tác dụng nhuận tràng thông tiện rất tốt nên thường dùng để trị táo bón ở phụ nữ có thai, sản phụ, bệnh nhân mổ và trẻ em.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía như thế nào?
Ngoài những tác dụng đã nêu trên, lá và hạt thầu dầu tía còn được dùng để trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả cao bởi công dụng chống ngứa, tiêu thũng, diệt khuẩn, nhuận tràng, trị táo bón…
Để áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu, đầu tiên người bệnh cần chuẩn bị một nắm lá thầu dầu bánh tẻ (lá không quá già cũng không quá non), lá vông và hạt thầu dầu,…
Người bệnh trĩ có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía sau đây:
Cách 1: Lấy khoảng 4 lá thầu dầu tía nhỏ và 3 lá vông rửa sạch rồi đem giã nát, sau đó bọc vào một miếng vải mỏng và đắp vào hậu môn rồi ngồi lên đúng 5 phút. Không nên ngồi quá 5 phút vì trong lá có độc.
Thực hiện cách này liên tục 1 ngày 1 lần sẽ giúp giảm các triệu chứng đại tiện ra máu, se búi trĩ,…
Cách 2: Lấy lá thầu dầu rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc vò nát, sau đó đắp lên búi trĩ 5 phút. Thực hiện ngày 2 lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ.
Cách 3: Lấy hạt thầu dầu phơi khô, tán mịn để dùng sắc thuốc uống. Mỗi lần uống cần tính lượng bột tương đương với 10 - 15 hạt thầu dầu. Người bệnh cần lưu ý, không nên dùng quá 15 hạt sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hạt thầu dầu tươi có độc còn hạt thầu dầu khô thì không có độc.
Cách 4: Lấy 9 hạt hầu dầu tía và 9 con học trò nước (giống con nhện nước). Giã nát hai thứ này với nhau, xào với dấm thanh cho nóng sau đó đắp vào huyệt Bách hội ở giữa đỉnh đầu. Tuy nhiên, khi búi trĩ đã rút lên thì phải gỡ bỏ thuốc đi vì thuốc quá mạnh nên để lâu sẽ có hại.
Dù là cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía hay bất kì cách chữa bệnh trĩ bằng lá cây nào khác thì người bệnh nên kết hợp điều trị với chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả tốt hơn như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, vận động thường xuyên, không thức quá khuya, hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,…
Lưu ý: Như đã nói từ đầu, cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ và người bệnh cũng phải kiên trì thực hiện lâu dài mới thấy được kết quả. Đối với các trường hợp bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng thì có thể sẽ không mang lại hiệu quả. Hơn thế nữa, đây cũng chỉ là phương pháp làm giảm triệu chứng tạm thời, không mang lại hiệu quả lâu dài.
Chính vì thế, nếu bạn muốn chữa trị bệnh trĩ hiệu quả lâu dài, an toàn, hạn chế tình trạng bệnh trở lại thì lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5
Website: https://phongkhamdakhoahongphong.vn/
Nguồn: tonghopbenhvunghaumontructrang.blogspot.com